Uống trà nghệ có tác dụng gì? Hướng dẫn pha trà nghệ đúng cách
Nghệ không chỉ là thực phẩm có giá thành rẻ, dễ kiếm mà còn là loại cây được sử dụng trong y học bởi có nhiều khả năng chữa bệnh. Hiện nay, ngoài ăn trực tiếp nghệ tươi, nhiều người còn có những phương pháp sử dụng khác. Một trong số đó là pha trà nghệ. Cùng tìm hiểu những công dụng phổ biến của trà nghệ đối với sức khỏe con người.
Uống trà nghệ có tác dụng gì?
Hiện nay, ngày càng nhiều người chọn trà nghệ như một phương pháp làm đẹp và bảo vệ sức khỏe. Không chỉ có hương vị đặc biệt, trà nghệ còn mang lại nhiều tác động tích cực tới cơ thể. Đó là:
Hỗ trợ giảm cân, giữ dáng
Curcumin là một hoạt chất chiếm hàm lượng lớn trong trà nghệ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chất này có vai trò quan trọng trong việc đẩy nhanh quá trình trao đổi chất của cơ thể, giúp đốt cháy mỡ thừa hiệu quả. Vì thế, bạn hoàn toàn có thể bổ sung trà nghệ vào thực đơn giảm cân của mình.
Ổn định đường huyết
Ngoài hỗ trợ giảm mỡ, chất curcumin còn có khả năng thúc đẩy các tế bào sử dụng đường trong máu. Vì vậy, sử dụng trà nghệ ở có thể giúp duy trì lượng đường trong cơ thể ở mức ổn định. Tuy nhiên, để tránh tình trạng lượng đường giảm xuống quá thấp, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và chỉ sử dụng với một liều lượng hợp lý.
Ngăn ngừa ung thư
Một trong những đặc tính y học nổi tiếng của trà nghệ là chống oxy hóa. Đó là lý do sử dụng loại trà này giúp đẩy lùi quá trình hư hỏng của các tế bào trong cơ thể. Đồng thời, ức chế sự phát triển và tiêu diệt các tế bào ác tính, hạn chế tổn thương do các gốc tự do gây ra. Uống trà nghệ là một biện pháp lâm sàng chống lại ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại trực tràng,...
Cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa
Hiện nay, ngày càng nhiều người mắc bệnh về tiêu hoá như: Hội chứng ruột kích thích, viêm loét đại tràng, đau dạ dày,... do thói quen ăn uống không lành mạnh. Trong khi đó, nghệ được nhiều người biết đến bởi tác dụng chống viêm hiệu quả. Bạn có thể uống trà nghệ để tăng khả năng miễn dịch của hệ tiêu hóa và làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh.
Giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch
Nồng độ cholesterol trong máu quá cao sẽ dẫn tới nhiều vấn đề về tim mạch như: Xơ vữa động mạch vành, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,... Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trà nghệ có hiệu quả cao trong việc kìm hãm sự gia tăng cholesterol xấu trong máu, ngăn chặn nguy cơ mắc các bệnh tim mạch ở con người.
Hỗ trợ bệnh viêm màng bồ đào
Khi nhắc tới công dụng của trà nghệ, không thể không nhắc tới hỗ trợ bệnh viêm màng bồ đào. Đây là một bệnh lý xảy ra khi mắt bị viêm nhiễm hoặc chấn thương. Người bệnh không chỉ bị giảm thị lực mà còn cảm thấy đau nhức ở mắt. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu, chất curcumin trong trà nghệ có thể hỗ trợ điều trị viêm màng bồ đào mà không có bất cứ tác dụng phụ gì.
Ngăn ngừa triệu chứng Alzheimer
Bên cạnh những công dụng trên, trà nghệ còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe não bộ như: Ngăn ngừa sự gia tăng các triệu chứng của bệnh Alzheimer. Chất curcumin trong nghệ vùa giúp cải thiện trí nhớ, vừa tăng chứng năng nhận thức ở người già. Tuy nhiên, để đẩy lùi tối đa căn bệnh này, bạn vẫn nên kết hợp sử dụng cả thuốc do bác sĩ kê đơn.
Hướng dẫn cách pha trà nghệ ngon
Trà nghệ là một thức uống bổ dưỡng và được nhiều chuyên gia khuyên sử dụng hàng ngày để tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người không biết uống do nó có vị hơi đắng và chát. Dưới đây là hướng dẫn cách pha trà nghệ dễ uống nhất bạn có thể làm tại nhà. Cụ thể:
- Bước 1: Đun sôi khoảng 500ml nước.
- Bước 2: Khi nước sôi, cho 2 muỗng cà phê nghệ vào rồi khuấy đều.
- Bước 3: Tiếp tục đun sôi trên lửa nhỏ khoảng 10 phút để nghệ tiết ra chất dinh dưỡng.
- Bước 4: Thêm 1 muỗng cà phê mật ong để tạo vị ngọt tự nhiên. Không thêm đường vì đường làm giảm tác dụng của trà.
Ngoài mật ong, bạn có thể kết hợp trà nghệ cùng quế, chanh, gừng, lá bạc hà,... tùy theo khẩu vị và sở thích của mình.
Những ai không nên uống trà nghệ?
Mặc dù có nhiều công dụng trong chăm sóc sắc đẹp và tăng cường sức khỏe, nhiều người cần thận trọng khi sử dụng trà nghệ. Một số đối tượng được lưu ý không sử dụng loại trà này là:
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú;
- Phụ nữ bị rong kinh;
- Người có tiền sử rối loạn đông máu;
- Bệnh nhân sỏi thận;
- Người mắc bệnh sỏi mật, tắc nghẽn đường mật.
Trên đây là một số công dụng của trà nghệ mà có thể bạn chưa biết cùng hướng dẫn pha trà nghệ dễ uống nhất. Ngoài sử dụng trà nghệ, bạn cũng nên duy trì thói quen sinh hoạt, ăn uống lành mạnh để có một sức khỏe tốt và một vóc dáng cân đối.